Mô tả
THÀNH PHẦN
Mỗi viên nén chứa:
Calci carbonat …………………………………..750 mg
tương ứng với calci ……………………………..300mg
Vitamin D3 (colecalciferol) ……………………..200IU
Tá dược vđ 1 viên
ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu:
Sau khi uống calci được hấp thu qua ruột non thông qua vận chuyển tích cực và khuếch tán thụ động. Khoảng 18-40% calcium được hấp thu qua đường uống. Vận chuyển tích cực được trung gian bởi calcitriol là chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D3, nó đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống thiếu calci. Các muối calci khác nhau cho các nồng độ hấp thu khác nhau. Với dạng muối carbonat thì nồng độ hấp thu khoảng 23-26%. Sự hấp thu phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, tình trạng oestrogen (phụ nữ sau mãn kinh hấp thu ít hơn), tình trạng vitamin D, tuổi tác và di truyền.
Vitamin D3 (tính theo 25-hydroxy vitamin D3) được hấp thu dễ dàng, khi gắn vào chylomicrons thông qua hệ thống cửa và hệ bạch huyết. Nồng độ hấp thu trung bình vào khoảng 78%.
Phân bố:
Xương chiếm 99% lượng calci của cơ thể. 1% còn lại thì 45% gắn với protein huyết tương (chủ yếu là albumin), 5% ở trong phức hợp của anion (phosphat, citrat…) và 50% ở dạng ionic là dạng có hoạt tính sinh học quan trọng nhất.
Sự phân bố của vitamin D3 liên kết chặt chẽ với quá trình chuyển hóa của nó, các chất chuyển hóa được giải phóng vào hệ tuần hoàn giúp cân bằng nội môi calci. Vitamin D3 không bị hydroxyl hóa được giữ trong cơ bắp và mô mỡ. Còn dạng 25-hydroxy vitamin D3 được lưu trữ trong gan.
Chuyển hóa:
Calci: không bị chuyển hóa.
Vitamin D3: Sự chuyển hóa của vitamin D3 bắt đầu ở gan với việc chuyển đổi sang calcifediol thông qua hệ thống cytochrome P450. Ở đây nó được giải phóng vào hệ tuần hoàn gắn vào alpha-globulin. Nó được đưa tới thận, ở đây lại diễn ra sự chuyển hóa lần 2 thành một chất có hoạt tính là calcitriol. Sự chuyển hóa này giúp cân bằng nội môi calci, sự hydroxyl lần 2 hóa xảy ra phụ thuộc vào nồng độ calci huyết.
Thải trừ:
Calci được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu và phân. Trong thận, 98% calci lọc được tái hấp thu. Calci không được hấp thu bị đào thải qua phân cùng với dịch mật và tụy.
Vitamin D3 chủ yếu bài tiết qua mật và phân, chỉ có một lượng nhỏ xuất hiện trong nước tiểu.
ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC
Calci cacbonat được coi như chất bổ sung calci cho những người thiếu hoặc nhu cầu calci tăng lên. Xương chiếm 99% lượng calci của cơ thể. 1% còn lại thì 45% gắn với protein huyết tương (chủ yếu là albumin), 5% ở trong phức hợp của anion (phosphat, citrat…) và 50% ở dạng ionic là dạng có hoạt tính sinh học quan trọng nhất. Cân bằng nội môi calci được duy trì bởi một số hormon và cơ chế feedback.
Vitamin D3 có một vai trò chính trong cân bằng nội môi calci. Nó được chuyển hóa thành calcitriol, cho phép hấp thu calci từ ruột non. Mức độ hấp thu phụ thuộc vào nồng độ calci huyết thanh, do đó ảnh hưởng đến nồng độ PTH, do đó làm thay đổi mức độ của calcitriol. Sự thiếu hụt vitamin D3 làm giảm sự hấp thu calci từ ruột và trong trạng thái cao cấp hơn có thể dẫn đến loãng xương. Dược động học của calci và vitamin D3 như các chất nội sinh và các chất bổ sung đã được biết đến.
CHỈ ĐỊNH
Phòng và điều trị loãng xương ở một số trường hợp ví dụ: phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi…
Phòng và điều trị thiếu hụt calci và vitamin D, đặc biệt với người ít phơi nắng, hoặc chế độ ăn thiếu vitamin D.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Cách dùng: Uống thuốc ngay sau khi ăn.
Liều dùng:
Người lớn, người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi: 2 viên/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi: Không khuyến cáo sử dụng cho đối tượng này.
TÁC DỤNG PHỤ
Tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR)
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
Da: phát ban.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Máu: tăng calci máu.
Thần kinh: thay đổi tâm thần như lú lẫn, mê sảng.
Quá liều và cách xử trí
Quá liều: Quá liều hiếm khi xảy ra. Không có trường hợp quá liều cấp tính nào được báo cáo. Quá liều mãn tính có thể dẫn đến tăng calci máu, với một trường hợp được ghi nhận trong y văn. Tình trạng của bệnh nhân trở lại bình thường sau khi được bù nước và ngừng bổ sung.
Cách xử trí: Ngừng sử dụng thuốc, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ nếu cần.
Các dấu hiệu cần lưu ý và khuyến cáo
Lưu ý: Khi thấy viên thuốc bị ẩm mốc, nứt vỡ, chuyển màu, nhãn thuốc in số lô SX, HD mờ…hay có các biểu hiện nghi ngờ khác phải đem thuốc tới hỏi lại nơi bán hoặc nơi sản xuất theo địa chỉ trong đơn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc, điều trị kéo dài cho bệnh nhân suy thận, chứng tăng calci máu và tăng calci niệu, sỏi đường tiết niệu.
Thận trọng
Calci:
Bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình hoặc tăng calci niệu nhẹ nên được kiểm soát chặt chẽ bao gồm xét nghiệm định kỳ calci huyết và calci niệu.
Ở bệnh nhân có tiền sử sỏi thận, xét nghiệm calci niệu để loại trừ tăng calci niệu.
Khi điều trị thời gian dài nên kiểm soát nồng độ calci huyết, calci niệu và chức năng thận. Giảm hoặc ngừng điều trị tạm thời nếu calci thải trừ qua nước tiểu quá 7,5mmol/24 giờ.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân đang điều trị bệnh tim mạch (thuốc lợi tiểu thiazid và glycosid tim).
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân tăng nguy cơ tăng calci huyết như bệnh sarcoidosis hoặc các bệnh ác tính.
Cần tính đến lượng calci được cung cấp từ các nguồn khác.
Thuốc nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân loãng xương do tăng nguy cơ tăng calci huyết.
Vitamin D:
Thận trọng khi dùng vitamin D cho người suy thận hoặc sỏi thận, bệnh tim hoặc xơ vữa động mạch vì nếu những người này có tăng calci huyết, nguy cơ bệnh sẽ nặng lên.
Phải thận trọng khi dùng vitamin D cho người đang dùng glycosid trợ tim vì tăng calci huyết gây loạn nhịp tim ở các người bệnh này.
Phải giám sát nồng độ phosphat trong huyết tương trong khi điều trị vitamin D để giảm nguy cơ calci hóa lạc chỗ. Cũng phải giám sát đều đặn nồng độ calci huyết, đặc biệt ban đầu và khi có triệu chứng nghi nhiễm độc.
Cần tính đến lượng vitamin D được cung cấp từ các nguồn khác.
Phụ nữ có thai và cho con bú:
Trong thời gian mang thai và cho con bú, nhu cầu calci và vitamin D được tăng lên, tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bệnh nhân được chỉ định bổ sung thêm sắt, nên hướng dẫn họ phải uống ở các thời điểm khác nhau (cách nhau 4 giờ).
Sửdụng cho người lái xe và vận hành máy móc: Dùng được cho người lái xe và vận hành máy móc.
TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC
Calci:
Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: Các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, clorthalidon, thuốc chống co giật.
Calci làm tăng độc tính của digoxin đối với tim.
Nồng độ calci trong máu tăng làm tăng tác dụng ức chế enzym Na+ – K+ – ATPase của glycosid trợ tim.
Một số thực phẩm (ví dụ như những loại có chứa acid oxalic, phosphat hoặc acid phytinic) có thể làm giảm sự hấp thu calci.
Các muối calci có thể làm giảm sự hấp thu của thyroxin, bisphosphonat, natri fluorid, quinolon, kháng sinh tetracyclin và sắt. Vì vậy cần uống các thuốc này trước calci khoảng 4 giờ.
Vitamin D:
Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.
Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi tiểu thiazid cho những người suy cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết.
Dùng đồng thời với phenytoin hoặc thuốc an thần có thể làm giảm tác dụng của vitamin D. Đồng thời sử dụng glucocorticoid có thể làm giảm tác dụng của vitamin D.
Tác dụng của digitalis và glycosid tim khác có thể tăng lên khi dùng chế phẩm calci kết hợp với vitamin D, cần có sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, nếu cần thiết phải theo dõi điện tim và calci.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 6 vỉ × 10 viên.
BẢO QUẢN
Nơi khô, nhiệt độ dưới 300C.
THỜI HẠN SỬ DỤNG
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không được dùng thuốc đã quá hạn dùng.
NHÀ SẢN XUẤT
CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM HÀ TÂY
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.